21
Th5

Công tác thi công lắp đặt cơ điện

Công ty xây dựng Bình An ACC là đơn vị chuyên thi công xây dựng các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Trong đó công tác thi công lắp đặt cơ điện luôn là khâu được chú trọng nhất để đảm bảo đạt hiệu quả tốt cả về mức độ ăn toàn cũng như tính thẩm mỹ cho công trình, vì vậy công ty chúng tôi luôn có đội ngũ kiến trúc sư trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn, đảm bảo bản vẽ kỹ thuật và bố trí thi công lắp đặt cơ điện chuẩn nhất. Bên cạnh đó, để có được uy tín và kỹ thuật chuyên nghiệp suốt 15 năm qua, công ty chúng tôi còn đào tạo được đội thợ thi công có chuyên môn và tay nghề cao để tránh các rủi ro không đáng có trong quá trình thi công công trình. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ những thông tin, kỹ thuật thi công lắp đặt cơ điện cũng như các nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình thi công để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

1. Sơ lược về hệ thống điện công trình 

Trong tất cả các công trình xây dựng, việc thi công hệ thống điện chiếm từ 30 – 50% tổng khối lượng công việc, có những công trình mảng cơ điện có thể lên tới 80% tổng khối lượng thi công.  Nói cách khác, hệ thống điện là chìa khóa để giúp cho tòa nhà của bạn hoạt động được. trong hệ thống điện được chia nhiều hạng mục trong đó bao gồm : hệ thống điện nặng, hệ thống điện nhẹ. Các hệ thống này mang lại lợi ích và tiện dụng rất lớn, đáp ứng mọi yêu cầu cho người sử dụng và chủ đầu tư công trình. Hệ thống điện động lực sẽ biến năng lượng điện thành các dạng năng lượng khác như nhiệt năng, cơ năng qua các phụ tải tiêu thụ điện. Hệ thống điện bao gồm:

1.1 Hệ thống điện động lực:

Đây là hệ thống cấp nguồn chính cho các hộ tiêu thụ điện như:

  • – Các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp, các tủ đóng cắt chính
  • – Các trạm biến áp, tủ đo lường, đồng hồ điện, cáp hạ thế và trung thế.
  • – Các hệ thống tủ điện phân phối cấp điện cho động lực, sinh hoạt, sản xuất…và hệ thống điều chỉnh điện áp.
  • Hệ thống công tắc ổ cắm điện.
  • 1.2 Hệ thống máy phát và nguồn dự phòng:
  • Bao gồm máy phát điện, hệ thống bơm dầu, ống dẫn cấp dầu, tủ ATS, tủ hòa đồng bộ, bồn dầu. Hệ thống acquy dự phòng UPS cho các hộ phụ tải loại 1 như bệnh viện, trumg tâm viễn thông, nhà quốc hội…
  • 1.3 Hệ thống điện chiếu sáng:
  • Bao gồm hệ thống chiếu sáng sinh hoạt, chiếu sáng sản xuất kinh doanh, chiếu sáng mỹ thuật trang trí đô thị, quảng cáo…
  • 1.4 Hệ thống đèn báo không:
  • Gồm bộ điều khiển, hệ thống lắp đèn, đèn báo không.
  • 1.5 Hệ thống thu lôi, thoát sét, tiếp đất:
  • Bao gồm cọc tiếp đất, thanh tiếp đất, hộp kiểm tra, dây dẫn sét, bộ đếm sét, kim thu sét, đai đẳng thế. Tuy nhiên việc thiết kế, chọn vật liệu, phương thức tiếp đất cần dựa vào địa điểm địa hình cụ thể để tính toán.
  • 1.6 Hệ thống điện mặt trời:
  • Được lắp đặt tại các hộ gia đình cho đến các công trình, khu vực dân cư, công nghiệp.
  • 2. Sơ lược về hệ thống cơ:

  • 2.1 Hệ thống cấp nước:
  • Bao gồm:
  • + Hệ thống cấp nước bên trong:( hệ thống cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt, sản xuất, chữa cháy) thường có đường ống dẫn nước vào, hố đồng hồ đo nước, đường ống chính, ống nhánh, ống phân phối nước. Trên dduowmgf ống có hệ thống van nhằm khống chế, điều tiết lưu lượng nước.
  • + Hệ thống cấp nước ngoài: Bao gồm trạm bơm cấp nước, mạng lưới đường ống chính và ống phân phối, đồng hồ đo nước.
  • 2.2  Hệ thống thoát nước:
  • Nước thải được thu gom từ các thiết bị dùng nước sau đó thông qua hệ thống ống thoát nước để thoát ra ngoài, tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm nguồn nước thải này để có hướng xử lý trước khi thải ra ống thoát nước chung của khu vực.
  • 2.3  Hệ thống xử lý nước thải:
  • Bao gồm các phương pháp:
  • + Xử lý cơ học: lắng động tự  nhiên
  • + Xử lý sinh học: dùng nhóm vi sinh kỵ khí và hiếu khí
  • Xử lý hóa học: dùng chất khử trùng, keo tụ.
  • 2.4 Hệ thống chữa cháy:
  • Đây là hệ thống không thể thiếu trong mọi công trình để đảm bảo an toàn cho con người cũng như tài sản khi có sự cố cháy nổ xảy ra
  • 2.5 Hệ thống điều hòa, thông gió:
  • – Đảm bảo các thông số nhiệt độ, độ ẩm, độ trong sạch của không khí trong nhà theo tiêu chuẩn tiện nghi của con người trong mọi điều kiện thời tiết
  • – Lượng không khí sạch do hệ thống điều hòa không khí cung cấp đảm bảo ở mức tối thiểu 20 – 30 m3/h/ người.
  • – Không khí trong tòa nhà cần được đảm bảo thông thoáng, tránh được luồng không khí từ khu vệ sinh,…
  • – Hệ thống điều hòa không khí có khả năng tự điều tiết công suất tải nhiệt thực tế theo từng thời điểm để tiết kiệm chi phí vận hành và nâng cao hiệu suất của hệ thống.
  • – Các thiết bị của hệ thống có mức tin cậy cao, dễ vận hành, thuận tiện khi bảo dưỡng hay sữa chữa.
  • Tất cả hệ thống phải được lắp đặt hợp lý để đảm bảo không ảnh hưởng đến nội thất bên trong hay kiến trúc của công trình.
  • 2.6 Hệ thống Gas, khí nén
  • 2.7 Hệ thống làm mát
  • Quý khách hàng muốn chọn cho mình một đơn vị thi công lắp đặt cơ điện uy tín –  chất lượng đảm bảo nhất vui lòng liên hệ với chúng tôi :

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG BÌNH AN ACC

Địa chỉ : Số 143 Phạm Huy Thông, P6, Gò Vấp, Tp. HCM

Hotline: 0983.37.2345

Email: binhanacc@hotmail.com